Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo sự ra đời của các tầng lớp

 Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo sự ra đời của các tầng lớp “siêu giàu”, biến châu Á trở thành “mỏ vàng” cho các thương hiệu cao cấp. Đặc biệt, trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch Covid-19, trong khi sức mua trên khắp thế giới giảm thì nhu cầu đối với hàng xa xỉ lại tăng cao bất ngờ ở các quốc gia châu Á. Lần đầu tiên trong lịch sử, châu Á đã vượt qua châu Âu và châu Mỹ để vươn lên trở thành thị trường tiêu thụ hàng hiệu lớn nhất. Theo số liệu do Ngân hàng Đầu tư Jefferies công bố, mức tăng trưởng tiêu thụ hàng hiệu ở Hàn Quốc và Trung Quốc trong năm 2020 và 2021 vượt xa các năm trước. Điều này cũng được chính các thương hiệu cao cấp như Bottega Veneta, Balenciaga hay Saint Laurent… xác nhận bằng doanh số bán hàng vượt trội. Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2025, bất chấp tình trạng đi lại bị gián đoạn do dịch bệnh.

Với sự lớn mạnh đó, châu Á nghiễm nhiên trở thành “miếng bánh ngon” được các thương hiệu cao cấp quan tâm và tìm cách “lấy lòng”. Bên cạnh các ưu đãi và BST đặc biệt cho dịp lễ Tết, thì việc lựa chọn những gương mặt đại diện đến từ châu Á cũng góp phần không nhỏ giúp củng cố hình ảnh của thương hiệu đến với khách hàng tại khu vực này. Thậm chí, có thương hiệu đã lựa chọn bổ nhiệm một lúc nhiều đại sứ khu vực tại châu Á để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình (chẳng hạn như Dior với 3 đại sứ khu vực Trung Quốc, Gucci có 4 đại sứ người Trung Quốc,…).


https://duybrandalmost.blogspot.com

https://duybrandalready.blogspot.com

https://duybrandalright.blogspot.com


Comments

Popular posts from this blog

HƯỚNG ĐI MỚI CỦA YVES SAINT LAURENT: TÚI XÁCH KHÔNG LOGO?

BÓC MÁC BỘ SƯU TẬP TÚI XÁCH ĐẲNG CẤP CỦA HOA HẬU TRÁI ĐẤT PHƯƠNG KHÁNH

Từ khoá “hợp tác” sẽ khởi động làng thời trang thế giới năm 2022